Trả lời, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, giai đoạn năm 2022, vấn đề nhân viên ngành y nghỉ việc rất là bức xúc. Khi đó thống kê có hơn 9.000 nhân viên y tế nghỉ việc.
Để giữ chân đội ngũ nhân viên y tế sau dịch Covid-19, nhiều chính sách, giải pháp được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng, các địa phương đã triển khai thực hiện.
Ví dụ như hiện nay, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Y tế đang tập trung sửa Nghị định 56/2011 quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập; sửa đổi Quyết định 73/2011 về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch; sửa Quyết định 75/2009 liên quan chế độ với nhân viên y tế thôn bản.
Bên cạnh đó nhiều địa phương đánh giá tình hình, sử dụng nhân viên y tế với nhiều chính sách thông qua HĐND để thu hút giữ chân nhân viên đội ngũ y tế công lập.
"Hiện nay đội ngũ nhân viên y tế công lập chiếm 95% trong tổng số cán bộ nhân viên y tế phục vụ cho người dân. Đây là lực lượng rất quan trọng. Nếu không có chính sách tốt để giữ chân đội ngũ này sẽ khó khăn trong quá trình đảm bảo đời sống của anh em và cũng không đáp ứng được yêu cầu mong mỏi của các cơ sở y tế khi mà cử họ đi học", Bộ trưởng Y tế nói.
Bà Đào Hồng Lan mong muốn các địa phương quan tâm thực hiện các giải pháp liên quan đến nội dung này.
Ở vị trí điều hành, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Bộ trưởng Đào Hồng Lan trả lời nội dung này bằng văn bản vì “câu hỏi của đại biểu Yến Nhi không thuộc lĩnh vực trả lời chất vấn”.
430.000 người hành nghề khám chữa bệnh đưa vào hệ thống quản lý
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) cho biết, thời gian qua, cử tri ngành y tế rất bức xúc về tình trạng cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Người hành nghề có thể nộp hồ sơ xin cấp giấy phép hành nghề tại bất kỳ địa phương nào dẫn đến "một người có nhiều giấy phép hành nghề" và có thể phụ trách chuyên môn kỹ thuật nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn nhiều tỉnh, thành khác nhau.
“Đề nghị Bộ trưởng có giải pháp quản lý để đảm bảo mỗi người hành nghề chỉ được cấp một giấy phép hành nghề và đứng tên một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật?”, đại biểu Thúy chất vấn.
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Y tế cho hay, hiện nay theo quy định Luật Khám bệnh chữa bệnh và Nghị định 96/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật Khám chữa bệnh 2023 và sửa đổi một số nội dung của Nghị định 98/2021 về quản lý trang thiết bị y tế có quy định "1 người chỉ có 1 giấy phép hành nghề".
"Ngành y đang tiến tới quản lý trên toàn quốc việc sử dụng giấy phép của người hành nghề", Bộ trưởng Đào Hồng Lan nói.
Bà cho biết, trước năm 2023, ngành y tế đã có phần mềm quản lý người hành nghề khám chữa bệnh trên toàn quốc. Đến thời điểm đó có hơn 430.000 người đưa vào quản lý trên tổng số hơn 600.000 hành nghề trên toàn quốc. Tuy nhiên, hệ thống này được xây dựng từ 2015 đến nay, khi xây dựng trên cơ sở hệ thống đóng.
Vì vậy, để quản lý, cập nhật, sử dụng, Bộ đang điều chỉnh nội dung, nâng cấp phần mềm này trên cơ sở kết nối hệ thống dịch vụ công trực tuyến của các địa phương, quốc gia và sử dụng các hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Trong thời gian tới Bộ triển khai các giải pháp để có hệ thống thống nhất trên toàn quốc.
Với hệ thống toàn quốc, ngành y tế, lãnh đạo các cấp, y tế các địa phương có thể tham khảo, nắm được thông tin người hành nghề và quản lý theo đúng quy định.
Giơ biển tranh luận, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy trao đổi lại rằng “không phải làm khó Bộ trưởng” mà mong nhân phiên chất vấn này, Bộ Y tế sớm tìm ra công cụ quản lý giấy phép hành nghề.
Bà Thúy bày tỏ đồng tình với Bộ trưởng là phải hoàn thiện, nâng cấp phần mềm kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia. Tuy nhiên, phần mềm này phải liên thông trên toàn quốc và phải tra cứu được.
“Còn phần mềm Bộ trưởng nói chỉ là danh sách đăng ký hành nghề do các bệnh viện thuộc Bộ Y tế quản lý đưa lên, cho nên không thể kết nối liên thông với các địa phương được, trong khi Sở Y tế là nơi cấp giấy phép hành nghề cho tất cả các bác sỹ mở phòng khám tư nhân”, bà Thúy nêu thực tế.
Nhấn mạnh chuyển đổi số là xu thế tất yếu của thời đại, bà Thúy cho rằng bên cạnh việc xây dựng phần mềm Bộ Y tế cần ban hành quy định bắt buộc các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề, trong đó có cả Bộ Y tế và Sở Y tế của 63 tỉnh thành, đẩy dữ liệu lên hệ thống. Nếu không thực hiện thì phải có biện pháp xử lý.
Bên cạnh đó, Chính phủ và các bộ ngành liên quan cần quan tâm hỗ trợ cho Bộ Y tế sớm xây dựng phần mềm, bởi đây là công cụ quản lý hữu hiệu.
“Tôi nghĩ nếu làm được điều này thì Bộ Y tế cũng làm được việc liên thông kết quả xét nghiệm mà Quyết định 316/2016 của Thủ tướng về phê duyệt đề án đã xác định rằng đến năm 2025 sẽ liên thông kết quả xét nghiệm đối với các phòng xét nghiệm trên toàn quốc”, đại biểu Thúy nói.
Trân trọng cảm ơn đại biểu, Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng “chúng ta muốn làm cái gì thì phải có sự đầu tư, có quyết tâm mới triển khai được”.
Bà cũng nhấn mạnh, việc quản lý giấy phép hành nghề, giấy phép hoạt động của các cơ sở nếu quản lý thông thường thì rất khó khăn và không quản lý được. Cho nên việc nâng cao năng lực của hệ thống quản lý bằng phần mềm là yêu cầu rất cấp thiết.
“Nói thật, trong thời gian qua hệ thống này chúng tôi cũng “đi nhờ và làm chay”, làm không mất đồng nào. Tuy nhiên, với dữ liệu rất lớn của hệ thống hành nghề cùng số người rất lớn, phải quản lý thì không đáp ứng được yêu cầu. Cho nên đây là nhiệm vụ chúng tôi tập trung triển khai trong thời gian tới”, bà Lan nói.
Với tỉnh Hà Giang, kết quả có 34 người gồm: 2 Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; 13 thường trực các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh; 19 lãnh đạo đạo sở, ban, ngành thuộc tỉnh được lựa chọn ngẫu nhiên xác minh tài sản thu nhập bằng hình thức bốc thăm công khai.
Chiều cùng ngày, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thái Nguyên cũng tổ chức hội nghị bốc thăm danh sách người được giám sát việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập năm 2023.
Kết quả, Thái Nguyên xác định có 16 tổ chức, cơ quan, đơn vị và 37 người có nghĩa vụ kê khai và thuộc đối tượng giám sát việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập năm 2023 được lựa chọn. Trong đó, nhóm các sở, ngành là 20 người; nhóm các huyện ủy, thành ủy và tương đương là 15 người; nhóm các đơn vị sự nghiệp công lập là 2 người.
Ngành Toán học năm nay cũng ghi nhận 2 tân phó giáo sư cùng sinh năm 1987 là anh Đào Tuấn Anhvà Phạm Việt Hùng.
Phó giáo sư Đào Tuấn Anh quê ở xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Anh tốt nghiệp đại học chuyên ngành Sư phạm Toán học - chất lượng cao tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2009; tốt nghiệp thạc sĩ ngành Toán học, chuyên ngành Toán ứng dụng và Tin học tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (nay là Đại học Bách khoa Hà Nội) năm 2011. Đến năm 2020, anh Đào Tuấn Anh được cấp bằng tiến sĩ chuyên ngành Phương trình vi phân và tích phân của Đại học Kỹ thuật Bergakademie Freiberg (CHLB Đức).
Hiện nay, anh là giảng viên Khoa Toán - Tin, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Hướng nghiên cứu chính của anh Tuấn Anh là phương trình sigma-tiến hóa với các cơ chế khác nhau và các hệ phương trình cặp yếu tương ứng.
Phó giáo sư Đào Tuấn Anh đã hoàn thành 2 đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên, công bố 20 bài báo khoa học, trong đó 19 bài trên tạp chí quốc tế uy tín và xuất bản 1 cuốn sách.
Còn tân phó giáo sư Phạm Việt Hùng quê ở xã Quang Lịch, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Anh Hùng tốt nghiệp đại học ngành sư phạm, chuyên ngành Sư phạm Toán học tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2008; tốt nghiệp thạc sĩ (2010) và tiến sĩ (2013) ngành toán học chuyên ngành Toán ứng dụng tại Đại học Toulouse 3 (Pháp).
Hiện nay, anh Hùng công tác tại Viện toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Hướng nghiên cứu của anh là hình học của quá trình ngẫu nhiên, đa thức ngẫu nhiên, định lý giới hạn.
Anh Phạm Việt Hùng đã hướng dẫn 8 học viên cao học, hoàn thành 3 đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên, công bố 11 bài báo khoa học, gồm 9 bài trên tạp chí quốc tế uy tín…